Những hình thức tồn tại khác nhau

April 28, 2010 at 11:28 pm Leave a comment

Nina Khruscheva

The New Times – Theviewingplatform, X-Cafe chuyển ngữ

Nước Mỹ, hiển nhiên, là một đất nước tiến bộ: công nghệ tiên tiến, internet, xã hội dân sự và tự do, sự đa dạng của tín ngưỡng, ngôn ngữ, dân tộc, Barack Obama trong Nhà Trắng… Nước Mỹ, cũng hiển nhiên như thế, là một nước Trung Cổ: ở đây nhiều người dân tỉnh lẻ vẫn tin là “Chúa ở bên ta”, còn “dân thành phố – không phải là người Mỹ”.

Và nói chung một đất nước, nơi những người đến từ xứ lạ cấm phụ nữ nạo thai, như ở The Dakota Southern và The Commonwealth of Virginia – phải chăng thế không phải là Trung Cổ?

Vậy là, nước Mỹ, vừa Trung Cổ vừa tiến bộ, vừa mới đây theo truyền thống hàng năm tưởng niệm Martin Luther King, mục sư Mỹ gốc Phi đáu tranh vì nhân quyền. Song lễ kỷ niệm năm nay được kèm theo tea parties (Ám chỉ vụ bạo động “Boston Tea Party” nổi tiếng năm 1773 của các di dân Mỹ phản đối ý định thực dân Anh bắt họ trả thuế. Bằng cách đó đã khiến nổ ra cách mạng Mỹ). Tea parties được tổ chức nhờ sáng kiến của các đảng viên Đảng Cộng hòa rất không hài lòng với các chính sách cải tổ của Barack Obama khiến kéo theo việc tăng thuế. Kể từ khi Obama thắng cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái, phản biện trở thành hình thức tồn tại chính đối với phe Cộng hòa. Họ chống tất cả: chống sự can thiệp của nhà nước vào tư nhân, chống cải cách hệ thống y tế, chống Obama – nhà xã hội chủ nghĩa (cũng như “cộng sản”, “dân tộc chủ nghĩa”, “khủng bố” và bất cứ chủ nghĩa nào khác), chống Obama – kẻ tiếm vị, và nói chung “một dân di cư”, “một người phi Mỹ”, “không yêu nước”, “da đen”…

Nước Mỹ không phải nước Nga, ở Mỹ việc xúc phạm tổng thống không phải là tội với nhà nước, mà chỉ là tự do ngôn luận. Bất kỳ người Mỹ nào cũng có tea party của mình.

Cách đây không lâu tôi đến Charleston, South Carolina, thủy tổ “Cuốn theo chiều gió”. Sau cuộc tiếp yến trang nhã ở một điền trang địa phương tôi chia xẻ tâm sự với một cô bạn người Mỹ: “Thật kỳ lạ là ở đây không ai thảo luận với tôi về vệ tinh Liên Xô (năm 1957) và chiến tranh lạnh. Thường lúc nào cũng có người thích nói về những đề tài này”. – “Họ (chủ nhà) ngại bà – bà không thuộc giới quý tộc, bà gốc nông dân”. Sững người một lát, tôi nghĩ: “Mình đang ở đâu – ở Mỹ hay ở nước Anh Trung Cổ?” Cô bạn Mỹ của tôi sống chủ yếu không phải ở South Carolina, mà ở New York: cô ta sống ở East Village, một trong những khu đa dân tộc và yêu tự do nhất ở Manhattan, cô ta đi các quán bar, đến nhà tắm hơi và không kiêu ngạo vì dòng giống quý tộc anglosaxon của mình: ở đây, ở New York người ta đơn giản cười vào mũi.

Sức mạnh và sự cứu thế của nước Mỹ là ở chỗ mọi sự cùng chung tồn tại một cách hòa bình trong đó: Ku Klux Klan và New York, Barack Obama và Sarah Palin, Vladimir Nabokov và “Disneyland”, những nhà quý tộc trong quá khứ và các chủ nông trại hiện tại, những người theo chủ nghĩa tăng lữ và những danh nhân thời thượng, người bản địa và dân di cư… Sự chung sống hòa bình ở Mỹ đã và vẫn là công thức duy nhất chấp nhận được cả về chính quyền nhà nước, cả về đời tư. Song đất nước vẫn chuyển động về phía trước. Bởi sự đa dạng hiện thực của đời sống là môi trường nuôi dưỡng đối với các nhà tiến bộ, chứ không phải môn đệ của Trung Cổ.

Ở nước Nga mọi sự trong những năm gần đây diễn ra theo cách khác. Ở đây hiện tượng hồi hương toàn phần trở lại thời Trung Cổ trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Khó mà thoát khỏi ấn tượng: Vladimir Putin cho rằng quá khứ chính là tương lai. Rằng nước Nga sẽ trở thành một Byzantine Empire mới, rằng Moscow sẽ trở thành The Third Rome, chỉ có điều với những Mercedes và những siêu thị. Chính quyền Nga ngày một ngưỡng mộ nhiều hơn những hình thái chế độ phong kiến và kinh bỉ sự cộng chung tồn tại với tất cả những ai lĩnh hội hiện thực theo cách khác. Vì thế mà nước Nga đang dậm chân tại chỗ.

Nina Khrushcheva là chắt của Nikita Khrushchev và hiện là giảng viên bộ môn chính trị học tại New School ở New York, nhà văn, nhà báo, nhà tổng luận.

http://www.x-cafevn.org/node/223

Entry filed under: Báo chí Quốc tế.

Trung Quốc siết chặt luật lệ viễn thông, Internet Đường dẫn hầm Thủ Thiêm lún quá mức dự kiến

DO NOT Leave a Reply - Ý kiến của bạn sẽ không được hiển thị

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Calendar

April 2010
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Most Recent Posts