Người dân Bắc Hàn không còn cô đơn nữa

April 16, 2010 at 11:37 am Leave a comment

Lâu nay, người dân Bắc Hàn được coi là một trong những dân tộc cô đơn nhất trên hành tinh, bởi chế độ Cộng sản của dòng họ Kim đã cắt đứt họ với thế giới bên ngoài. Thế nhưng những tín hiệi mới nhất gần đây cho thấy rằng hệ thống độc tài ghê tởm nhất của thế giới này đã dần dần mất đi khả năng kềm kẹp hoàn hảo của nó. Đặc biệt thông qua hệ thống internet và các đài phát thanh tự do từ bên ngoài, đến được từng ngôi nhà của dân chúng.Những nguồn tin từ hệ thống vệ tinh thế giới cho thấy Bắc Hàn đang nỗ lực một cách tuyệt vọng nhằm nâng cao các kỹ thuật phá sóng, ngăn cản người dân trong nước nghe được các tiếng nói phát thanh tự do, sau hơn nhiều thập niên dài biệt trị dân tộc mình như trong một trại lính.

Món hàng đắt giá nhất là người dân Bắc Hàn có được và ao ước có được, là những chiếc ra dio nhiều làn sóng, nhập lậu từ Trung Cộng với giá khoảng 3 USD / một đài. Cái giá đắt mà mỗi gia đình Bắc Hàn phải chịu, không chỉ là tiền bạc, mà ngay khi bị phát hiện, họ có thể bị đi đày hoặc xử bắn, tùy theo cám giác buồn vui bất thường của các nhà lãnh đạo với niềm tin Chủ nghĩa Cộng sản tại Bắc Hàn.

Hiện tại, sự tự do im lặng và hiểu biết về thế giới mà hầu hết những người dân Bắc Hàn có được, là từ các Đài phát thanh phát đi từ Mỹ, Nhật, Nam Hàn… Nhiều đài được tài trợ bởi các chương trình bảo vệ nhân quyền và tự do của con người hoạt động trên toàn thế giới. Và có cả những đài được chính người Bắc Hàn đào tỵ tổ chức, gửi thông tin về quê nhà. Nói đến chuyện đào tỵ, có ít nhất 20.000 người Bắc Hàn đang sống ở phía Nam, mỗi ngày lắng nghe tin tức và khát khao tự do đến cho quê hương và gia đình của mình.

Làm sao để biết được có bao nhiêu người dân Bắc Hàn đang lắng nghe những tiếng nói tự do từ bên ngoài? Thật khó mà xác định được. Nhưng cứ dựa vào sự hốt hoảng và tức giận của chính quyền Bình Nhưỡng, người ta có thể hình dung được số lượng đó không nhỏ. Hệ thống độc tài này đã sử dụng hết mọi khả năng của hệ thống truyền thông nhà nước, nhằm đả phá, nguyền rủa các tiếng nói tự do như vậy. Mới đây, Bình Nhưỡng đã cho phát đi một tuyên bố phẫn nộ với các đài phát thanh sóng ngắn do những người Bắc Hàn đào tỵ thực hiện, và gọi đó là những “thứ rác rưởi của nhân loại”. Rõ ràng, nếu những động lực thúc đẩy tự do và thông tin tiến bộ đó không đến được người dân, chính quyền Bắc Hàn đã không bị kích động như vậy.

Những thông tin từ những người đã đào tỵ và lời nhắn gửi đến người thân, gia đình còn ở lại thông qua các hệ thống phát thanh này, luôn làm thắt lòng những người Bắc Hàn còn kẹt trong chế độ quái gở này. Trong suốt 7 năm trời, Nam Hàn đã tiến hành hàng ngàn cuộc phỏng vấn những người tỵ nạn, những người đang tranh đấu cho tự do của Bắc Hàn cũng như người đến du lịch tại Bắc Hàn, được biết rằng có khoảng 20% dân chúng dám nhận rằng mình luôn nghe đài “phản động”. Ở một quốc gia mà chỉ cần nghe đài nước ngoài có thể bị xử tử cả nhà, con số thăm dò đó xứng đáng được nhân lên gấp nhiều lần. Việc kiểm soát 24 triệu dân Bắc Hàn tiếp cận thông tin, giờ đây được coi là niềm tuyệt vọng của hệ thống họ Kim.

Lech Walesa, nhà đấu tranh dân chủ kiên trì của Ba Lan và được bầu lên làm tổng thống ngay sau khi Ba Lan trở thành quốc gia tự do trong khối Đông Âu Cộng sản, đã khẳng định rằng “nền độc tài sẽ sống lâu hơn, nếu chúng ta không được tiếp sức từ các nguồn thông tin tự do bên ngoài”. Vào thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh lạnh, người ước tính có đến ¼ dân số Nga đêm đêm lắng nghe các đài tiếng nói tự do từ bên ngoài. Và đó là giá trị quan trọng cho việc người dân Nga cùng chia sẻ với nhau trong việc thay đổi chế độ vào năm 1997.

Những hạt giống của đổi thay vẫn được gieo xuống và chờ ngày ra hoa. Điều đó không có nghĩa là một sớm một chiều Bắc Hàn sẽ có những đổi thay, và chúng ta cũng không bao giờ nên quên giá trị của những người gieo hạt để ước mơ cho sự đổi thay sẽ đến.

*
(Lược dịch từ bài North Korea’s Readio Waves of Resistance, đăng trên báo The Wall Street Journal, số 14 tháng 4, 2010, Tác giả Peter M.Beck)

*

Ghi chú: Peter M.Beck là thành viên của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Chấu Á – Thái Bình Dương, thuộc đại học Stanford. Ông cũng là giáo sư giảng dạy tại American UniversityWashingtonEwha Woman University tại Seoul. Đây là phần thứ hai trong loạt bài nghiên cứu về tình trạng Bắc Hàn của ông.

http://nhacsituankhanh.multiply.com/journal/item/118/118

Entry filed under: Báo chí Quốc tế, bloggers. Tags: .

Trước phiên tòa phúc thẩm nhà văn Trần Khải Thanh Thủy Nhà mới

DO NOT Leave a Reply - Ý kiến của bạn sẽ không được hiển thị

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Calendar

April 2010
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Most Recent Posts